Hình thức vay tiền truyền thống
Tham khảo thêm các hình thức cho vay tiền phổ biến hiện nay
Ban đầu người có tiền sẽ cho người thiếu tiền vay tiền để kinh doanh làm ăn hoặc giải quyết các công việc phát sinh trong quá trình sinh hoạt hàng ngày. Người cho vay sẽ lấy lãi từ việc cho vay này.
Về sau, các nhóm góp hụi được hình thành, hay một số chỗ có hình thức góp bát họ,…là một nhóm người sẽ góp tiền lại, sau đó lần lượt thay nhau lấy tổng số tiền, cuối cùng ai cũng có một số tiền lớn để làm công việc của mình, mà hàng tháng chỉ phải đóng số tiền rất ít. Hình thức này ngày nay vẫn còn tồn tại.
Các quỹ tín dụng, tổ chức ngân hàng được hình thành, có chức năng trung gian lưu chuyển tiền tệ giữa các cá nhân, tổ chức, đầu mối huy động tiền của nhiều người dân, sau đó cho vay lại. Tất cả cùng có lợi, người gửi tiền được tiền lãi suất tiết kiệm, ngân hàng được tiền lãi từ chênh lệch cho vay và huy động( Ví dụ Ngân hàng huy động tiền với lãi suất 7%, cho vay lại với lãi suất 11% => Ngân hàng sẽ có chênh lệch 4%), người đi vay được nguồn vốn dồi dào để kinh doanh, tạo ra lợi nhuận, sau khi trừ đi hết chi phí và lãi vay sẽ còn lại tiền lợi cho mình. Sự ra đời của các hệ thống và tổ chức tài chính quả là một phát minh tuyệt vời, giúp cho nền kinh tế vận hành mượt mà, tất cả mọi đối tượng tham gia đều hưởng lợi ích từ đó.
Liên quan tiếp đến cho vay là sự ra đời của hệ thống cho vay ngang hàng. Đây là sự kết hợp giữa các hình thức cho vay cũ áp dụng với công nghệ thông tin tạo nên một hệ thống trung gian tương tự như ngân hàng, nhưng lại không trực tiếp cho vay, mà chỉ hỗ trợ cho các đối tượng có tiền ra quyết định cho vay.
Phân tích sâu hơn, ta sẽ biết được những thành phần cấu tạo nên hệ thống cho vay ngang hàng bao gồm những gì? (Bạn có thể bỏ qua phần này vì nó mang tính chất chuyên môn, không giúp gì cho bạn trong việc đi vay tiền cả. Hãy đi đến phần Làm sao vay tiền qua hệ thống cho vay ngang hàng!).
- Thứ nhất: Những đối tượng tham gia:
Bao gồm người kẹt tiền phải đi vay, người làm ăn kinh doanh vay tiền, người cần chi tiêu vay tiền, ….
Đối tượng tiếp theo là người cho vay tiền: Nó có thể là các đại gia, những tiệm cầm đồ, những chủ hụi, những người buôn bán kinh doanh, … nói chung là những cá nhân có tiền.
Những đối tượng này chính là những thành phần cơ bản ban đầu của các hình thức cho vay.
- Thứ hai là hệ thống.
Hệ thống bao gồm nhiều thành phần cấu thành nên, nó có thể là 1 website, ứng dụng trên điện thoại, hệ thống chăm sóc khách hàng, hệ thống hỗ trợ ra quyết định, hệ thống quản trị và phân tích dữ liệu lớn, email marketing, fanpage, …
Nguyên tắc hoạt động của hệ thống cho vay ngang hàng
Hệ thống là trung tâm xử lý, đầu mối kết nối nhu cầu của các đối tượng tham gia.
Ví dụ A có nhu cầu vay, Hệ thống sẽ ghi nhận và đánh giá A sau đó gợi ý cho B đang có tiền rằng nên cho A vay một số tiền phù hợp. B sẽ căn cứ gợi ý đó để cho A vay tiền. Hệ thống sẽ chuyển tiền cho A vay và theo dõi khoản vay hoặc B sẽ trực tiếp chuyển tiền cho A vay và hệ thống sẽ theo dõi khoản vay đến khi kết thúc khoản vay.
Vậy mô hình cho vay ngang hàng khác gì các ngân hàng hiện đại?
Các ngân hàng hiện đại ngày nay như chúng ta đều biết rằng luôn áp dụng các công nghệ mới nhất, hiện đại nhất vào phục vụ cho việc kinh doanh của họ. Thì việc xử lý các giao dịch, ra quyết định cho vay là hoàn toàn có thể, nhiều khi còn hiện đại và ưu việt hơn các hệ thống cho vay ngang hàng? Vậy thật sự có sự khác biệt không?
Vẫn có sự khác biệt. Mình thống kê một số điểm cơ bản theo bảng mô tả dưới đây để bạn dễ nắm:
Yếu tố | Ngân hàng hiện đại | Hệ thống cho vay ngang hàng |
Cộng đồng | Là một tổ chức, quản lý KH của mình theo chính sách riêng. | Mang tính cộng đồng |
Quyết định | Ngân hàng quyết định sử dụng tiền của người gửi để đi cho vay. | Tự quyết định cho vay tiền của mình. |
Rủi ro | Ngân hàng chịu, có bảo lãnh NH nhà nước tại VN thường không cho phá sản, tuy nhiên theo luật thì tiền bạn gửi vào NH khi bị phá sản thì bảo hiểm tiền gửi chỉ hoàn cho bạn tối đa 75trđ (Theo Quyết định 21/2017/QĐ-TTg của Chính Phủ VN ) | Người cho vay, cá nhân bạn chịu, có thể một số hệ thống cho vay ngang hàng sẽ có cách hạn chế rủi ro thấp nhất hoặc chia sẻ một phần rủi ro với bạn. |
Pháp lý | Rõ ràng, được nhà nước quản lý chặt chẽ. | Nhà nước chưa có quy định cụ thể, tuy nhiên sẽ không cấm và cũng sẽ sẵn sàng xử lý nếu bạn lợi dụng để thực hiện mục đích xấu dẫn đến những sai phạm khác. |
Giá trị món vay, lãi suất | Thường lớn, thời hạn dài, lãi suất thấp | Thường nhỏ, thời hạn vay ngắn, lãi suất cao. |
Giá trị mang lại | Giải quyết nhu cầu vốn cho thị trường, điều hòa lưu thông tiền tệ, minh bạch trong giao dịch không tiền mặt, giúp nhà nước quản lý nhu cầu vốn, tín dụng cho nền kinh tế,… | Góp phần giải quyết nhu cầu vốn trong trường hợp không tiếp cận được nguồn vốn ngân hàng, tổ chức tài chính khác. Đa dạng hóa danh mục đầu tư cho cá nhân với mức lợi nhuận thu được cao hơn tiền gửi ngân hàng. Nếu hoạt động đúng, sẽ hạn chế và đẩy lùi tín dụng đen giúp xã hội giảm thiểu hành vi cho vay trái pháp luật, phù hợp định hướng chính sách nhà nước. |
Làm sao tham gia vào hệ thống cho vay ngang hàng một cách an toàn?
Ở các nước khác ngoài Việt Nam, hệ thống cho vay ngang hàng đang phát triển rất mạnh mẽ. Những lợi ích mà hệ thống này mang lại rất nhiều nhưng những mặt trái, trá trình cũng tồn tại song song.
Khi tham gia vào một hệ thống cho vay ngang hàng, bạn nên chú ý một số vấn đề sau:
Đối với người cho vay: Khi người cho vay tham gia vào hệ thống cho vay ngang hàng, bạn thường được ghi nhận là nhà đầu tư, khoản tiền cho vay của bạn nếu gửi đến người đi vay thông qua hệ thống cho vay ngang hàng sẽ được ghi nhận là khoản đầu tư chứ không phải là khoản tiền gửi hay bất kỳ khoản tiền ký gửi nào, và đương nhiên sẽ không được bảo hiểm tiền gửi, có thể mất. Điều này tùy thuộc vào chính sách của từng hệ thống cho vay ngang hàng. Vì vậy bạn cần chú ý những điều sau:
Tiền của bạn đang nằm ở đâu? Ai quản lý?
Tiền của bạn có thực sự được sử dụng đúng mục đích không? Có theo ý của bạn và được chuyển đến đúng người vay không? Xác minh như thế nào?
Bạn thử hình dung, nếu tiền của mình nộp vào tài khoản của một công ty cho vay ngang hàng, hay một cá nhân nào đó đại diện cho hệ thống cho vay ngang hàng. Có thể xảy ra hai tình huống:
Thứ nhất: Tổ chức cá nhân lừa đảo có thể sử dụng nguồn tiền này vào mục đích kinh doanh khác như đầu tư BĐS, tạo ra lợi nhuận rồi sau đó một kỳ hạn trả lãi cho bạn, và bạn vẫn nghĩ rằng tiền của mình là cho người khác vay và phát sinh lãi. Bạn nên tinh ý nhìn nhận vấn đề, quan sát các tần xuất phát sinh nhu cầu vay được hệ thống gửi đến bạn, tiền của bạn có nằm yên trong tài khoản của hệ thống cho vay quá lâu không?
Thứ hai: Tệ hơn, nếu những gặp phải tình huống lừa đảo sẽ chiếm dụng vốn của bạn vào mục đích xấu, khi mọi chuyện đổ vỡ, bạn sẽ mất tất cả.
Bạn có thể liên lạc với người vay khi cần không? Bạn có biết được chính xác thông tin người mà mình cho vay hay không?
Thông thường ưu việt của hệ thống cho vay ngang hàng là bạn có thể không cần biết mặt của người vay tiền khi cho vay, vì hệ thống đã nắm thông tin và xác minh người vay này. Điều này tùy thuộc vào chính sách và cách làm của từng hệ thống cho vay ngang hàng. Tuy nhiên, nếu đã là cho vay ngang hàng, thì bạn luôn được quyền biết thông tin người mình cho vay, và có thể liên lạc được với cá nhân này bất cứ lúc nào, thẩm chí gặp mặt, và xác minh theo cách của riêng bạn. Nhưng thực tế thì chúng ta thường không làm điều này, nó quá mất thời gian khiến chúng ta lười biếng.
Đối với người đi vay: Một số cá nhân thường không quan tâm đến việc chọn hệ thống cho vay ngang hàng khi tham gia. Vì mục đích của bạn là vay được tiền, những điều khác không quan trọng. Tuy nhiên bạn cần nhìn nhận rõ vấn đề này. Tiền không phải bất cứ ai cũng dễ dàng trao tay cho mình. Benjamin Franklin từng nói một câu rằng: “Chủ nợ có trí nhớ tốt hơn con nợ.”
Hãy đọc kỹ các điều khoản nếu có, xem có điều kiện gì khác thường ràng buộc không.
Đối tượng cho mình vay là ai, thông thường, một số hệ thống cho vay sẽ chuyển tiền cho bạn, bạn chỉ biết mình vay tiền từ tổ chức cho vay ngang hàng này chứ không hề biết cá nhân nào cho vay. Nếu bạn thuộc trường hợp này thì hãy tìm hiểu thêm thông tin của tổ chức cho vay ngang hàng này, chức năng, pháp lý, uy tín trên thị trường thông qua chính sách hoạt động chứ không phải các đoạn hình ảnh quảng cáo.
Lãi suất cho vay là bao nhiêu? Bạn cần vay tiền với lãi suất rẻ nhất có thể, và mức vay lớn nhất có thể? Điều này có khả thi không? Chú ý: Nếu lãi suất quá cao thì người cho vay có thể bị truy tố hình sự vì cho vay nặng lãi. Và những đối tượng cho vay này cũng thường là xã hội đen.
Quy trình cơ bản khi vay tiền tại hệ thống cho vay ngang hàng:
Thông thường các hệ thống cho vay ngang hàng tồn tại dưới hình thức website hoặc ứng dụng trên điện thoại di động. Bạn đăng nhập vào hệ thống, sau đó khai báo thông tin nhu cầu vay. Hệ thống sẽ xử lý yêu cầu của bạn và gửi đến người cho vay phù hợp.
Khi người cho vay đồng ý, hệ thống sẽ chuyển tiền cho bạn hoặc người cho vay chuyển tiền trực tiếp đến cho bạn thông qua chuyển khoản ngân hàng.
Khi đến hạn, bạn phải hoàn trả đủ gốc và lãi số tiền vay để được vay tiếp.
Bạn có thể tham khảo thêm ví dụ cụ thể về cách vay tiền thông qua hệ thống CreditBird ở đây.
Tóm lại
Cho ngang hàng (peer to peer lending P2P) là hình thức sử dụng công nghệ để kết nối người có tiền cho vay và người vay tiền lại với nhau, giúp giải quyết nhu cầu vốn tạm thời của các cá nhân, đa dạng hóa danh mục đầu tư cho cá nhân, nếu hoạt động đúng cách sẽ đẩy lùi tín dụng đen.
Khi tham gia các hệ thống P2P, bạn nên chú ý đến hình thức hoạt động của hệ thống, các yêu cầu đối với người dùng. Trả lời bản thân các câu hỏi: tiền của bạn có quản lý được không, có đúng mục đích không? Làm sao xác minh được điều đó? Đối tượng cho mình vay tiền là ai? Có liên lạc được không?
Theo CreditBird