5 lý do ngân hàng từ chối cho bạn vay tiền

Share:

5 lý do ngân hàng từ chối cho bạn vay tiền dựa theo quy định chung, và kinh nghiệm thực tiễn của những người trực tiếp làm trong các ngân hàng tại Việt Nam. 

lý do khoản vay của bạn bị từ chối

Thứ 1: Pháp lý của bạn có vấn đề 

5 lý do khiến khoản vay của bạn bị từ chối pháp lý

Pháp lý là điều các ngân hàng xét đến đầu tiên trước khi nhận một hồ sơ vay. Để một hồ sơ vay ngân hàng được giải ngân thì các thủ tục pháp lý phải hợp lệ, được công chứng đầy đủ (nếu là hồ sơ thế chấp).

Cụ thể về những vấn đề liên quan đến pháp lý có thể liệt kê như sau:

Hồ sơ giả mạo, có dấu hiệu lừa đảo

Những hồ sơ như giả mạo về nguồn thu nhập. Ký khống hợp đồng mua bán. Vẻ dự án áo. Giả mạo giấy tờ tùy thân, hợp đồng lao động, kết hôn giả,…Đều bị ngân hàng phát hiện và loại bỏ ngay từ đầu.

Pháp lý hết hạn

Ví dụ như hết hạn CMND, hết hạn thời gian thuê quyền sử dụng đất trên sổ đất. Hết hạn hợp đồng lao động, …

Pháp lý về quyền sở hữu tài sản bị vướng

Một số trường hợp như tài sản đồng sở hữu của rất nhiều người, hoặc thừa kế của nhiều người. Nhưng một trong số đó không đồng ý ký tên vay. Tài sản không thuộc sở hữu hợp pháp của người đi vay. 

Tài sản phát sinh hình thành sau hôn nhân. Có trường hợp rất đặc biệt. Đó là nếu bạn mua nhà trước khi lấy vợ. Nhưng sau khi đăng ký kết hôn. Nhà bạn sửa lại, xây mới thêm lầu, thay đổi kết cấu. Thì tài sản căn nhà mới sẽ được cập nhật lại và thuộc quyền sở hữu của cả 2 vợ chồng. Nên một mình bạn muốn bán hay đi vay ngân hàng vẫn không được.

Cavet xe hết hạn kiểm định. Tài sản vướng phải tình huống đang cầm cố, thế chấp ở nơi khác. Không thể giao dịch…

Thứ 2: Tài sản thế chấp không đủ đảm bảo cho mức vay của bạn

5 lý do khiến khoản vay của bạn bị từ chối tài sản

Thông thường các ngân hàng sẽ định giá tài sản thế chấp của bạn (Thường là BĐS) theo giá trị thị trường. Và mức cho vay ở vào khoảng 70 – 80% giá trị tài sản. Tuy nhiên, nếu nhu cầu vay của bạn quá cao, vượt quá mức 70-80% giá trị tài sản định giá thì ngân hàng khó chấp nhận cho vay.

Thứ 3: Mức vay vượt quá khả năng trả nợ của bạn

áp lực trả nợ cao khiến khoản vay bị từ chối

Áp lực trả nợ quá lớn dẫn đến mất khả năng trả nợ

Khi bạn muốn vay một số tiền. Ngân hàng sẽ thẩm định và tính toán cân đối nguồn thu dùm bạn. Nếu số tiền vay của bạn quá lớn, thì áp lực trả nợ sẽ cao. 

Xem thêm cách tính số tiền trả nợ vay ở đây

Trong trường hợp số tiền trả nợ lớn hơn thu nhập của bạn, hoặc hệ số trả nợ của bạn không đủ điều kiện vay theo quy định của ngân hàng. Thì họ sẽ từ chối khoản vay của bạn, hoặc tư vấn giảm số tiền vay xuống, hoặc gia tăng thời hạn vay ra để giảm áp lực trả nợ. Tùy từng trường hợp cụ thể.

Thứ 4: Bạn bị lịch sử nợ xấu 

Cho dù hiện tại hồ sơ vay vốn của bạn tốt đến đâu, nhưng nếu bạn có một lịch sử trả nợ không tốt, dính đến nợ xấu (Có thể nợ nhóm 3,4…) Thì các ngân hàng thản nhiên từ tối cho bạn vay ngay. Vì trong chuyện tiền bạc, vay mượn. Uy tín rất quan trọng, đặt lên hàng đầu.

cic việt nam

Cổng tra cứu thông tin CIC của Việt Nam 

Đừng tưởng là vay ở ngân hàng này thì ngân hàng khác không biết nhé. Các ngân hàng đều có hệ thống báo cáo thông tin tín dụng cho ngân hàng nhà nước. Hệ thống này gọi là CIC. Tất cả các ngân hàng đều được cấp tài khoản tra cứu thông tin.

Hoặc đối với các món vay cá nhân nhỏ lẻ bên ngoài (thông thường dưới 10 triệu VND). Bây giờ cũng có thể kiểm tra được nếu có lịch sử nợ xấu hoặc bị tố cáo. Bạn có thể truy cập thông tin đó miễn phí ở đây.

Thứ 5: Mục đích vay của bạn không đúng với thực tế

Bạn nói là bạn vay tiền để sửa nhà, nhưng rồi sau đó bạn đem tiền đi mua đất. Điều này trái với mục đích sử dụng vốn. Các ngân hàng sẽ không giải ngân hoặc thu hồi nợ ngay nếu bạn không sử dụng vốn đúng mục đích. 

sử dụng vốn sai mục đích, vay dùm

Vay dùm người khác rất tai hại cho bản thân

Việc kiểm tra mục đích sử dụng vốn có thể tiến hành sau giải ngân trong vòng 1 tháng. Định kỳ hàng năm, hoặc theo quy định cụ thể của từng khoản vay. Hoặc cũng có thể kiểm tra thẩm định mục đích sử dụng vốn trước khi giải ngân. Tùy từng ngân hàng và trường hợp cụ thể.

Có một số trường hợp, bạn đi vay dùm người khác. Điều này cực kỳ cấm kỵ trong ngân hàng. Nếu phát hiện ra, ngân hàng sẽ từ chối món vay của bạn ngay. Vì sẽ dẫn đến các hậu quả sau cho vay về trách nhiệm trả nợ đối với món vay. Dù sao đi nữa, thì người đứng tên vay vẫn phải nhận trách nhiệm với ngân hàng trước pháp luật cho dù có sử dụng đến tiền vay hay không.

Ngày nay, hầu hết các Ngân hàng thường lách mục đích sử dụng vốn để phù hợp hơn cho khách hàng. Tuy nhiên, trong quá trình thẩm định. Nhất định bạn phải cho ngân hàng biết mục đích sử dụng vốn thật sự của bạn là gì. Để ngân hàng có thể xem xét tình huống xử lý cho bạn.

Tóm lại

Chúng ta vừa đi qua 5 lý do khiến khoản vay của bạn bị từ chối bởi ngân hàng. Nội dung bài viết dựa trên kinh nghiệm thực tiễn của người trực tiếp làm trong ngân hàng. Nên mức độ chính xác và bao quát rất cao. 

Nếu bạn nộp hồ sơ vay vốn ngân hàng. Hãy chú ý đến 5 lý do này nhé. Chúc bạn thành công.

Nguồn: https://moneynextdoor.com/5-ly-do-khien-khoan-vay-cua-ban-bi-tu-choi-theo-tieu-chuan-tham-dinh-cua-ngan-hang/

5 1 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận